HỘI THẢO KHỞI ĐỘNG, THAM VẤN ĐỊA PHƯƠNG VÀ KHẢO SÁT THỰC TẾ

Thứ sáu - 29/03/2024 10:22
HỘI THẢO KHỞI ĐỘNG, THAM VẤN ĐỊA PHƯƠNG VÀ KHẢO SÁT THỰC TẾ

HỘI THẢO KHỞI ĐỘNG, THAM VẤN

ĐỊA PHƯƠNG VÀ KHẢO SÁT THỰC TẾ

Đề tài Nghiên cứu xây dựng thử nghiệm hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ sạt lở do hiện tượng thời tiết cực đoan trên nền tảng trí tuệ nhân tạo
 

Căn cứ Quyết định số 117/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2024 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt đề tài và Quyết định số 320/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2024 về việc Điều chỉnh nội dung khoản 4 Điều 1 Quyết định số 117/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề tài đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh “Nghiên cứu xây dựng thử nghiệm hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ sạt lở do hiện tượng thời tiết cực đoan trên nền tảng trí tuệ nhân tạo” do Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM là cơ quan chủ trì và Tiến sĩ Cấn Thu Văn làm chủ nhiệm đề tài. Nhằm mục đích giới thiệu sơ lược về mục tiêu, nội dung và các sản phẩm của đề tài như đã cam kết với UBND tỉnh An Giang. Đồng thời mong muốn được lắng nghe những chia sẻ, thông tin thực tiễn và kỳ vọng của các nhà quản lý địa phương về công tác dự báo, cảnh báo sạt lở bờ sông thuộc tỉnh An Giang phục vụ mục tiêu giảm thiểu rủi ro thiên tai, sáng ngày 28/3/2024, tại Hội trường Nhà khách UBND tỉnh An Giang đã diễn ra “Hội thảo khởi động, tham vấn địa phương và khảo sát thực tế” thuộc đề tài “Nghiên cứu xây dựng thử nghiệm hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ sạt lở do hiện tượng thời tiết cực đoan trên nền tảng trí tuệ nhân tạo”.
 

z5291919017579 b1b427a296877af578ad9813ea95cf19
Toàn thể quý vị đại biểu, khách mời và thành viên đề tài tham dự Hội thảo

Hội thảo diễn ra với sự chủ trì của PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM và sự tham gia của đại diện các cơ quan, ban ngành địa phương của tỉnh An Giang cùng toàn thể thành viên đề tài.
 

z5291861287360 bdcd8bd3f405c5e128b3413f5523a50f
PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm - Hiệu trường Nhà trường phát biểu chủ trì Hội thảo

Trong các tỉnh ở ĐBSCL, đối với tỉnh An Giang, chỉ trong nửa năm 2023, số vụ sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn An Giang đã tăng gấp 3 lần năm 2022. Sạt lở trở thành nỗi ám ảnh của người dân, doanh nghiệp, cũng là nỗi lo, sự trăn trở của ngành chức năng và chính quyền các cấp. Cần giải pháp căn cơ để ứng phó lâu dài với sạt lở, trong đó phải thay đổi tập quán sống ven sông; quy hoạch hệ thống đường giao thông, cơ sở hạ tầng, chợ… xa bờ sông, kênh, rạch.
Vì vậy việc nghiên cứu xây dựng một hệ thống cảnh báo tự động, dự báo sớm nguy cơ sạt lở cho các bờ sông trong địa bàn tỉnh An Giang bằng việc sử dụng các công nghệ hiện đại nhằm góp phần giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai cho tỉnh An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung là rất cấp bách và thiết thực.
Với mục tiêu của hội thảo này là khởi động, gặp gỡ trao đổi và tham vấn ý kiến của các nhà quản lý địa phương (cấp Sở và huyện), các nhà khoa học và các cá nhân và đơn vị liên quan đến vấn đề sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh An Giang. Đây là cơ hội để cơ quan chủ trì, chủ nhiệm đề tài và các thành viên thực hiện trao đổi các thông tin sát thực với thực tế, các thông tin hữu ích giúp cho việc thực hiện đề tài có tính hiệu quả, thiết thực và giúp cho công tác quản lý, giảm thiểu rủi ro thiên tai sạt lở tại An Giang đáp ứng kỳ vọng của địa phương và kết quả mong muốn của đề tài.
Tại Hội thảo, Ông Lưu Văn Ninh - Giám đốc Đài KTTV tỉnh An Giang đã trình bày tham luận về hiện trạng sạt lở bờ sông ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, nguyên nhân, cơ chế và các giải pháp phòng, chống sạt lở bờ sông tại địa phương.

z5291857290908 4267cb7a4e8efb83a9529405fe2b751b
Ông Lưu Văn Ninh - Giám đốc Đài KTTV tỉnh An Giang trình bày tham luận

TS. Cấn Thu Văn - chủ nhiệm đề tài đã trình bày tham luận tổng quát về mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, các nội dung chính, sản phẩm dự kiến của đề tài và báo cáo khảo sát sơ bộ tại một số vị trí sạt lở bờ sông tỉnh An Giang.
 

z5291853183024 98c8ac2e73e5cbd2bf1ccf5dd28da3c2
TS. Cấn Thu Văn - chủ nhiệm đề tài trình bày tham luận

Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận, đóng góp của các cơ quan, ban ngành địa phương giúp cho việc thực hiện đề tài hiệu quả và gắn liền với thực tiễn.

Một số hình ảnh trong Hội thảo.
 

z5291725054864 046ef33f5121c1620b9f1ccc30996fda

 

z5291725071612 11a27cbcbe91742538c187017465b866

 

z5291725093964 265b1f88f0a8332a4a929366ed273012


 

z5291909425978 94778ad581299c3a7d812a358609caaa

 

z5292022486915 24bdb29f131ee4970bbd37dde54eaec4

 

z5292161052632 0308929dcaa9a859f7c2fb05534479ee

 

Nguồn tin: TS. Cấn Thu Văn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 Bản quyền thuộc về Khoa Khí tượng, thủy văn và Biến đổi khí hậu.
Ghi rõ nguồn "
https://kttvhcm.com" và dẫn đến URL nguồn tin khi phát hành lại thông tin từ website này.

Địa chỉ:236B, Lê Văn Sỹ, Phường 1, Tân Bình, TP.HCM. 
Website: www.kttvhcm.com - Email: kttvbdkh@hcmunre.edu.vn - ĐT: 028.39914217
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây